Lỗi 404 không chỉ làm cho người dùng khó chịu mà còn làm gián đoạn cả quá trình thu thập và khám phá thông tin trên website. Khi khách hàng nhấp vào một liên kết và kết quả trả lại 404 Not Found, điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng đến cả trình thu thập dữ liệu của Search Engine. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Lỗi 404 là lỗi gì? Vì sao nó lại xuất hiện? và cách khắc phục lỗi 404?
Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 (404 Not Found) là mã trạng thái HTTP báo hiệu máy chủ không tìm thấy trang hoặc tài nguyên mà người dùng yêu cầu. Lỗi 404 xảy ra khi URL bị sai hoặc bị xóa, trang bị xóa hoặc di chuyển nhưng không cập nhật liên kết hoặc liên kết bị hỏng (broken link) dẫn đến URL không hợp lệ.
Lỗi 404 sẽ không ảnh hưởng đến máy chủ, nhưng lỗi này gây ra trải nghiệm người dùng không tốt và ảnh hưởng tiêu cực đến SEO nếu như không xử lý đúng.
Công cụ kiểm tra trang lỗi 404 Not Found
Sử dụng Google Webmaster Tool
Google Webmaster Tool còn gọi là (Google Search Console) là một công cụ rất quen thuộc đối với các SEOer, đây là một công cụ của Google giúp theo dõi và duy trì sự hiện diện của website trên Search Engine lớn nhất thế giới (Goolge). Search Console cũng sẽ hiển thị các Url có trạng thái lỗi 404 giúp người dùng dễ dàng khám phá và xử lý một cách triệt để, tạo trải nghiệm người dùng tốt.
Screaming Frog Spider
Đây là một công cụ hoặc có thể gọi là phần mềm crawl website, và sau đó hiển thị tất cả các tình trạng trên website như tiêu đề trùng lặp, các thẻ trùng lặp, trang lỗi 404, chuyển hướng 301, 302…. Screaming Frog Spider là một công cụ trả phí được nhiều SEOer sử dụng để khắc phục technical SEO.
Ahrefs
Không còn xa lạ với công cụ Ahrefs, đây được xem là công cụ thứ 3 được các SEOer sử dụng nhiều nhất để tìm ý tưởng từ khóa, phân tích đối thủ, phân tích mức độ cạnh tranh của từ khóa, phân tích backlink….. Một tính năng của Ahrefs là Crawl Site Audit, sau kkhi quá trình crawl hoàn tất, công cụ này sẽ hiển thị các trạng thái mà nó thu thập được, bao gồm cả lỗi 404.
Semrush
Cũng tương tự như Ahrefs, semrush cũng giúp người dùng nghiên cứu từ khóa, phân tích backlink, đối thủ cạnh tranh và technical SEO, bạn cũng có thể trải nghiệm thêm để khám phá nhiều tính năng hữu ích trên Semrush như: Keyword Strategy Builder, SEO Content Template…..
Cách khắc phục lỗi 404
Trước khi đi vào xử lý trang 404, Media Center cũng xin nhấn mạnh rằng “Đây là cách xử lý” mà kỹ thuật của Media Center vẫn thường làm, áp dụng thành công vào các dự án. Vì có rất nhiều cách khắc phục lỗi 404, các bạn có thể tham khảo, làm theo hoặc không.
Tạo trang 404 tùy chỉnh
Tại Media Center, chúng tôi sẽ tạo ra một trang 404 tùy chỉnh, trên trang 404 tùy chỉnh này, chúng tỗi sẽ thông báo cho người dùng biết vì sao họ được chuyến hướng đến đây.
Ví dụ:
- “BẠN ĐƯỢC CHUYỂN HƯỚNG ĐẾN ĐÂY VÌ NỘI DUNG TRƯỚC ĐÓ ĐÃ LỖI THỜI”.
- “XIN LỖI VÌ SỰ CỐ NÀY, CHÚNG TÔI ĐANG KHẮC PHỤC NÓ”
Trong trang thông báo này chúng tôi cũng bao gồm các hướng dẫn dễ thấy như hướng dẫn quay lại trang chủ, quay lại menu hoặc tích hợp cả thanh tìm kiếm trên trang đó. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm hoặc quay lại xem nội dung khác, giảm thiểu tình trạng rời bỏ website.
Kiểm tra và sữa các URL lỗi 404
Sử dụng các công cụ như đã giới thiệu ở trên để tìm ra các trang bị lỗi 404 và xử lý. Trong lúc này có thể nghiên cứu thay thế nội dung hoặc cập nhật khác.
Chuyển hướng (Redirect)
Chuyển hướng vĩnh viễn (301 Redirect): Đây là lệnh chuyển hướng vĩnh viễn từ 1 URL không tồn tại (404 Not Found) sang trang 404 tùy chỉnh hoặc trang bất kỳ theo ý định của bạn.
Chuyển hướng tạm thời (302 Redirect): Đây cũng là một dạng trong nhóm mã trạng thái 3xx dùng để thông báo và chuyển hướng tạm thời một URL A đến URL B. Chúng tôi sẽ có bài riêng nói về mã trạng thái HTTP Status Code 302 chi tiết sau.
Sau khi hoàn thành các công việc, bạn có thể submit lại trên Google Search Console và gửi thông báo đã xử lý để Google xem xét.
Kiểm tra trang lỗi 404 định kỳ
Khi nói đến SEOer hay Webmaster thì việc kiểm tra và theo dõi trạng thái website định là điều bắt buộc “phải làm”. Đây là quá trình theo dõi xem các sự cố gây ra (có thể là do máy chủ hoặc do mã nguồn website…).
Theo dõi log: Kiểm tra log trên máy chủ để tìm thấy các trang lỗi, các lượt truy cập gây ra sự cố….
Theo dõi trên Google Analytics hoặc trên Google Search Console. Cả hai công cụ nào này đều có thông báo và hiển thị các trang lỗi 404.
Như vậy thông qua bài viết này, chúng tỗi đã giới thiệu đến các bạn lỗi 404 là gì và cách khắc phục lỗi 404 trên website của mình. Nếu bạn có cách xử lý nào khác tốt hơn, xin hãy chia sẻ và cùng tham khảo nhé.