Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu là quá trình đăng ký và bảo vệ thương hiệu của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trước các hành vi xâm phạm, sao chép, sử dụng trái phép thương hiệu. Bảo hộ thương hiệu đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với thương hiệu, ngăn chặn các hành vi tranh chấp và tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Media Center luôn rõ ràng, minh bạch về quy trình và chi phí. Chúng tôi đại diện cho thương hiệu của bạn hoàn thành hồ sơ, nộp và theo dõi tiến độ cho đến khi có văn bản tiếp nhận của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

bảo hộ thương hiệu

Vì sao cần bảo hộ thương hiệu

Phòng tránh tranh chấp

Nếu không đăng ký, đối thủ có thể sử dụng hoặc thậm chí đăng ký trước thương hiệu của bạn.

Bảo vệ quyền sở hữu

Khi được pháp luật công nhận, bạn có thể khiếu nại nếu có ai xâm phạm quyền thương hiệu của bạn.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Một thương hiệu được bảo hộ giúp tăng giá trị doanh nghiệp, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Dễ dàng mở rộng quy mô

Nếu muốn nhượng quyền, hợp tác hoặc đầu tư, thương hiệu đã đăng ký giúp quá trình này thuận lợi hơn.

Các thương hiệu được bảo hộ

Theo quy định, một thương hiệu được công nhận và bảo hộ nếu có tính phân biệt và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ.

  • Tên thương mại (Tên doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ)
  • Logo (Biểu tượng nhận diện của doanh nghiệp)
  • Slogan (Khẩu hiệu thương hiệu – rất ít)
  • Kiểu dáng bao bì, mẫu mã sản phẩm
  • Âm thanh hoặc màu sắc đặc trưng (Trong một số trường hợp đặc biệt)

Trường hợp nào không được bảo hộ thương hiệu?

Để biết thêm các chi tiết về các hợp không được bảo hộ thương hiệu, hãy liên hệ với Media Center để được tư vấn.

Thiếu tính phân biệt

Nếu thương hiệu quá chung chung, mô tả trực tiếp về hàng hóa, dịch vụ hoặc ngành nghề (ví dụ: “Bánh Mì Ngon” cho cửa hàng bánh mì) thì khó được công nhận là có tính phân biệt, dẫn đến không được bảo hộ.

Trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn

Nếu thương hiệu tương tự hoặc gần giống với thương hiệu đã đăng ký của người khác, có thể gây nhầm lẫn trong nhận diện của người tiêu dùng thì sẽ không được bảo hộ.

Thiếu khả năng xác định nguồn gốc

Nếu thương hiệu không giúp người tiêu dùng xác định được nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ, thì cũng khó có thể được công nhận và bảo hộ theo pháp luật.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu của đơn vị, tổ chức, cá nhân.
  • Mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ thương hiệu.
  • Danh mục hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho đơn vị thứ 3 đăng ký bảo hộ thương hiệu).
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
  • Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

    Có hai cách để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu.

  • Nộp hồ sơ trực tiếp
  • Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến điểm tiếp nhận hồ sơ của cục sở hữu trí tuệ.
  • Nộp hồ sơ qua mạng
  • Để nộp hồ sơ qua mạng, bạn cần truy cập website của Cục Sở Hữu Trí tuệ, đăng ký và làm theo hướng dẫn (cần có chữ ký số).
  • Quy trình dịch vụ bảo hộ thương hiệu tại media center